|
Diễn đàn >> Đông Y Thực Dụng >>
<< Đăng Chủ Đề Mới >>
| |
Replied by hoanmy (Hội Viên) on 2013-07-02 23:17:14 | Quote: Originally posted by luanle@chetemroi:Theo kinh nghiệm của tôi thì tập PLCM không có làm cho người tập xuống cân. Nhưng cũng không thể xác định 100%.
Nếu em đang mập mà xuống cân thì là hiện tượng tốt.
Nếu em đang ốm mà lại xuống cân, trong khi đó sức khỏe vẫn bình thường, thì chỉ có thể giải thích là cơ thể đang được thanh lọc. Nếu cơ thể đang thanh lọc (do khí công hoặc do thuốc men, hay do thay đổi cách sống) thì sau này nó sẽ lên cân trở lại.
Nếu em xuống cân do bệnh tật thì em sẽ thấy mệt mỏi hơn bình thường.
Muốn biết mình đang mập hay ốm thì cách thường dùng nhất là xét trọng lượng so với chiều cao. Ví dụ:
- Nếu em cao 1m70 thì trọng lượng cơ thể bình thường là khoảng 70kg.
- Nếu em cao 1m60 thì trọng lượng cơ thể bình thường là khoảng 60kg.
Cứ thế mà tính thì biết mình đang mập hay ốm. | |
Em chào thầy,
Ngày nào em cũng đều đặn tập PLCM 20 phút thầy ạ. Theo thầy Phó giải thích là do em dùng toa trà gạo lức sẽ làm thải thấp do vậy em xuống ký, em thấy cũng logic đó thầy, vì sau này em thấy một số chỗ da của em có vẻ sần sùi, có đi hỏi người bên Oshawa thì họ nói đó là do chất độc được thải ra ngoài và khi thải thấp thì mình sẽ dễ bị xuống ký. Em cao 1m64 mà bây giờ em chỉ có 59kgs(sụt 2 ký, lúc trước là 61 kgs). Có vẻ hơi thiếu ký để em ăn uống bồi bổ cho đủ số như thầy tư vấn. | | |
Replied by pvm2202 (Hội Viên) on 2014-05-29 05:28:12 | kg thầy Luanle,
tôi đang tập được vài buổi và có thắc mắc về cách tập, mong thầy hướng dẫn:
Ở trên và trong video có hướng dẫn nhắm mắt tập trung vào giữa 2 chân mày, rồi lại tập trung vào rốn. Chỗ này tôi còn chưa rõ nên lúc tập không biết đúng ko?
Tôi muốn hỏi:
Chỉ tập trung vào giữa 2 chân mày một lần đầu, trước khi hít hơi đầu tiên, sau đó thì chỉ tập trung vào rốn ở các lần hít thở sau đó? Hay là mỗi chu kỳ: trước khi hít vào thì tập trung vào giữa 2 chân mày rồi lại chuyển ý tập trung vào rốn (tức là mỗi một chu kỳ hít thờ đều tập trung vào chân mày rồi chuyển ý xuống rốn?)
kính chào thầy!
| | |
Replied by luanle (Hội Viên) on 2014-05-31 05:04:46 | Chào pvm2202,
Đây cũng là chỗ nhiều người hay thắc mắc về cách tập phép thở PLCM này.
Để tập cho dễ thì tôi xin phân ra làm hai giai đoạn:
1. Giai đoạn dành cho người mới tập.
Người mới tập không quen tập trung ở trung tâm chân mày (huyệt ấn đường) và giữ ý nơi đó, cho nên khi bảo mắt nhắm ý ngó nơi huyệt này mà còn dặn ý hướng xuống phía rốn thì có thể họ thấy khó làm.
Vì vậy đối với người mới tập thì tôi thấy chỉ cần tập trung ngó ở trung tâm hai chân mày (huyệt ấn đường) mà thôi, đồng thời truyền lệnh thở vào đầy bụng và nhớ đếm như đã hướng dẫn. Chỉ cần thở vừa sức.
2. Giai đoạn dành cho người tập đã quen.
Khi tập đã quen, đếm không bị lộn, và ở trung tâm hai chân mày có cảm giác trì nặng khi ý nhớ ngó nơi đó.
Lúc đó người tập có thể ngó hướng về phía rốn (vẫn nhắm mắt), mà ở huyệt ấn đường vẫn còn cảm giác trì nặng thì mới đúng.
Nếu vẫn không làm được như vậy thì tốt hơn chỉ nên giữ ý nơi huyệt ấn đường. Bởi vì giữ ý nơi đây là quan trọng nhất.
3. Phương pháp kiểm soát để biết thở đúng hay không.
Mục tiêu của pháp thở này là để tâm thận tương giao, thủy thăng hỏa giáng (thủy hỏa ký tế), để bồi bổ nguyên khí, thanh khí, khai thông kinh mạch các cơ tạng. Pháp thở này đem hỏa khí đến với thủy để thủy khí trở nên hữu dụng, thay vì ứ đọng một chỗ sinh ra tà khí, kích động tình dục.
Nếu chỉ làm cho có, thở cho đủ số cho xong, thì chắc chắn không gặt hái được kết quả tốt như: trị bệnh thận, giảm bớt và làm chủ những đòi hỏi về tình dục,...
Vì vậy, khi tập đếm đã quen và khi thấy có cảm giác trì nặng ở huyệt ấn đường, đó là lúc hành giả nên cố gắng kéo dài hơi thở của mình ra càng dài càng tốt (bắt đầu kéo dài bằng hơi thở ra thì dễ làm hơn). Nên nhớ là ráng kéo dài hơi thở chứ không phải nín hơi, nghĩa là đã thở đến cuối hơi mà còn ráng thêm. Do đó người nào thở đúng như thế thì thấy thời gian thở từ 1-12 vào lúc bắt đầu cũng tương đương như thở từ 1-6 hơi lúc giữa bài tập.
Ví dụ, nếu lúc bắt đầu thở từ 1-12 là 4 phút, thì về sau thở từ 1-6 cũng khoảng 4 hoặc 5 phút. Bởi vì lúc bắt đầu bài tập thở, cái hơi của mình luôn luôn sẽ rất ngắn. Khi có cảm giác trì nặng nơi tập trung, đó là là lúc tâm thận tương giao, hành giả cảm thấy dễ thở sâu hơn.
Tóm lại, nếu đến lúc gần cuối bài tập mà cái hơi của hành giả ngày càng dài hơn, đó là thở đúng. Nếu cái hơi lúc đầu và lúc sau vẫn không khác nhau thì thở không hiệu quả. | | |
Replied by binhtam (Hội Viên) on 2014-06-01 04:20:26 | Chào thầy Luanle,
Trước đây em co đi hoc ở trung tâm Yoga, em chỉ học các asana cơ bản kết hợp với hít thở. Thực hành được 3 tháng thì em có hiện tượng như bị tẩu hỏa như dưới đây:
-Người thường bị nóng, mắt đỏ.
-Thường có hiện tượng khí lực dồn lên vùng đầu, mạch nhanh và hay bị hoa mắt, mắt mờ, chao đảo.
-Đói nhanh, ăn nhiều, miệng hay có vị ngọt. Mặc dù ăn rất nhiều nhưng giảm cân nhanh.
Em dừng không tập trong vài ngày thì các hiện tượng trên biến mất.
Nhưng từ đó trở đi, mỗi lần em chỉ cần tập lại vài phút hoặc chỉ tập thở bụng nhẹ nhàng, thì các hiện tượng như trên lại xuất hiện ngay, thường thì đầu tiên thấy miệng có vị ngọt và ăn nhiều giống như hiện tượng tỳ vị thực nhiệt trong đông y. Từ đó đến nay mặc dù rất thích các môn yoga và khí công nhưng em chỉ đọc xong rồi để đấy không dám thực hành vì sợ "tẩu hỏa " . Theo kinh nghiệm của thầy thì vì sao lại có hiện tượng trên ạ. Khi em tập PLCM thì cần lưu ý điều gì để tránh lặp lại hiện tượng tẩu hỏa .
Em xin cảm ơn. | | |
Replied by luanle (Hội Viên) on 2014-06-01 06:10:50 | Chào binhtam,
Khi tập yoga em tập trung, giử ý ở đâu? ở dưới bụng hay trên đầu?
Có dẫn ý theo hơi thở hay không? Có nín thở, ép hơi hay không?
Em có bị rối loạn về tình dục, như hiện tượng mộng tinh, dễ xuất tinh? | | |
Replied by binhtam (Hội Viên) on 2014-06-01 11:47:55 | Chào thầy,
Khi tập Yoga thì thầy giáo không dạy giữ ý ở điểm nào, chỉ đơn giản là tập động tác kết hợp với hít thở thôi ạ. riêng động tác hít thở thì ý tập trung dưới rốn . Em không dẫn ý theo hơi thở. Có một số động tác đòi hỏi phải nín thở ạ.
Bình thường thì em có triệu trứng của tỳ thận dương hư: Tiêu hóa sống phân, chân lạnh, người nóng nhưng khi tập yoga hoặc tập thở thì nhiệt phát ra rất nhiều và đỏ mắt. Em có hiện tượng xuất tinh sớm nhưng ko mộng tinh.
| | |
Replied by luanle (Hội Viên) on 2014-06-02 07:05:57 | @binhtam: Như vậy là khi tập yoga, ít hay nhiều, em đã tập trung ý ở dưới rốn.
Tại sao không nên tập trung ở dưới rốn khi mới tập thiền hoặc yoga?
Bởi vì trong cơ thể thanh khí trụ ở trên, còn trọc khí trụ ở dưới, từ ngực, bụng trở xuống. Không phải ai cũng vậy nhưng thường là như vậy. Cho nên, khi người mới tập mà chú ý xuống phía dưới rốn dễ khiến cho trọc khí bị kích động chạy lung tung, gọi là tẩu hỏa. Mà trọc khí thì có nhiều loại, gọi là ma chướng: có thể là tình dục, có thể là sân khí, có thể là hỏa khí,... Để hành pháp cho an toàn, có vài pháp môn họ phải cho người mới tập thực hành thanh lọc cơ thể trước. Sau khi thanh lọc cơ thể đã bớt đi trọc khí, nếu có chú ý xuống phía dưới cũng an toàn hơn.
Tại sao không được nín hơi, dẫn hơi?
Trong cơ thể con người có rất nhiều dòng khí lực chạy rất phức tạp như trong các mạch điện tử, rồi các dây thần kinh, các luân xa, huyệt đạo v,v.. Nếu dẫn hơi, nín hơi dồn ép thái quá, các dòng điện có thể chạy bậy, không đúng chiều hướng của nó. Dòng điện chạy bậy nó sẽ kích động các nơi không đáng kích động thì gây ra hậu quả khó lường. Chỉ những người đã thanh tịnh, họ cảm giác được dòng điện chạy rỏ rệt, thì mới có thể dẫn hơi, và biết mình đang làm gì.
Tỳ thận dương hư: trong cơ thể mà dưới chân lạnh, còn trên đầu & ngực nóng là không tốt, mất quân bình. Cơ thể quân bình thì dưới chân phải ấm & trên đầu phải mát. Cho nên em phải ráng trị bệnh tỳ thận dương hư rồi tập sẽ mau có kết quả hơn. Ngoài việc uống thuốc trị bệnh, em nên nấu cháo gạo lứt ăn cho thường (nếu phân nát thì bỏ thêm vài lát gừng), và kiêng cữ thức ăn ngọt thì tiêu hóa sẽ tốt, phân sẽ có khuôn trở lại.
Nếu em muốn tập PLCM thì tôi khuyên em chỉ cần giữ ý nơi trung tâm chân mày, không cần ngó xuống rốn, hơi thở nên hít nhẹ, càng nhẹ càng tốt. Nên tập lúc bụng đói. Trước khi tập nên uống nước chanh ăn luôn cả vỏ, dùng 1/4 trái chanh + 1 tí muối (khoảng chừng bằng đầu đũa), với 1 cốc nước ấm, không có đường. Dùng chanh bởi vì chanh giúp giải trọc khí, tà khí, giải nhiệt, lọc máu.
Ghi chú: tôi biết rằng muốn ăn cháo thì nấu rất mất công, nhất là cháo gạo lứt nấu rất lâu. Cho nên mỗi lần nấu cháo gạo lứt tôi nấu khá nhiều, khoảng 2 lon sữa bò gạo nấu thành một nồi to, chờ nguội đem cất trong tủ lạnh. Khi nào muốn ăn cháo thì tôi lấy nồi nấu một tí nước sôi (khoảng gần 1/3 chén) rồi mới múc cháo cho vào nồi khuấy đều như ăn lúa mạch (oatmeal). Khoảng vài phút là có cháo ngon như mới nấu. Vì vậy cần phải nấu cháo khá đặc để khi nấu như vậy không bị loãng quá ăn không ngon. Dĩ nhiên tùy người ăn nhiều ăn ít mà nấu cho vừa đủ ăn trong một tuần, cháo để tủ lạnh không nên quá 1 tuần ăn bớt ngon. Chút kinh nghiệm nhỏ xin chia sẻ với em.
Nếu có thắc mắc gì em cứ hỏi thêm. | | |
Replied by binhtam (Hội Viên) on 2014-06-02 21:42:41 | Em cảm ơn thầy Luanle,
Đúng là không hiểu về y lý mà tập khí công và yoga thì thật nguy hiểm. Chắc em bị hiện tượng đúng như thầy giải thích là sân khí và hỏa khí bốc lên rồi, vì sau một thời gian tập em rất hay cáu gắt vô cớ và mắt thì đỏ, ăn nhiều mau đói. Khi em tập thiền mà quan sát hơi thở ra vào ở mũi thì thấy người nhẹ nhàng và khog bị bốc hỏa nhưng em tập trung quan sát bụng dưới phồng lên xẹp xuống là bị ngay. Nhờ thầy giải thích giúp em 3 vấn đề nữa ạ:
-Một là Sau 1 tháng đầu tiên tập yoga thì em thấy người rất khỏe , nhẹ nhàng, khog bị bốc hỏa, ăn ngủ tốt. Nhưng sau đó thì xuất hiện chứng tẩu hỏa như trên. Và bây giờ cứ tập một chút là em lại bị. Phải chăng cơ thể em đẫ có vấn đề.
-Hai là sau khi tập thiền ( quán hơi thở)thì em thấy người nhẹ nhàng không bị bốc hỏa nhưng có cảm giác máu lên não kém. Thường thì em ngồi thiền thế hoa sen từ 15-30 phút vào buổi sáng.Có cách nào khắc phục tình trạng này không ạ.
-Bị tỳ thận dương hư tại sao khong nên ăn ngọt ạ?
kính Thầy | | |
Replied by luanle (Hội Viên) on 2014-06-03 06:53:22 | @binhtam:
1. Tập mà người thấy khỏe là vì gom được thanh khí. Thanh khí vốn dễ gom hơn trọc khí cho nên lúc đầu em vận dụng được thanh khí sẵn có. Nhưng pháp tập của em không có dạy thanh lọc trọc khí cho nên khi hành pháp lâu, ý tập trung được mạnh hơn, nó mới bắt đầu đụng đến trọc khí khiến cho em bị ảnh hưởng.
2. Thanh lọc khí có nghĩa là chuyển khí hậu thiên (trọc khí ngũ hành trong 12 kinh mạch) thành khí tiên thiên (thanh khí âm dương trong nhâm đốc mạch, bát mạch). Nguồn gốc dồi dào nhất của thanh khí đến từ thận thủy. Pháp khí công mà hành đúng đắn thì thanh lọc được thủy khí từ thận đem lên trên não. Mà thận em yếu thì đâu có gì để cung cấp cho não, em thấy máu lên não kém là đúng rồi. Em cần phải dưỡng cho thận khí mạnh thì tình trạng này sẽ hết.
3. Thận thuộc thủy, vị của thủy là mặn. Tỳ thuộc thổ, vị của thổ là ngọt. Thổ khắc thủy cho nên nếu em ăn ngọt nhiều thì thận khí bị khắc nghịch. Người nào ăn ngọt nhiều, uống nước ngọt nhiều thì trước sau sẽ hại đến thận. Em để ý, khi nào ăn ngọt nhiều thì cơ thể rất hay đòi hỏi tình dục, đó không phải là mạnh mà là yếu, vì thận bị khắc, thận khí bị bế ứ phía dưới không đem lên trên được nên mới sinh ra đòi hỏi tình dục.
Tỳ hư cũng không nên ăn ngọt, vì đa số các chất ngọt dễ sinh thấp tà. Đông y cho rằng 'tỳ ố thấp', tỳ ghét thấp, cho nên em ăn ngọt nhiều, sinh thấp tà nhiều thì tỳ khó làm việc, khó hoàn thành chức năng vận chuyển & tiêu hóa của nó.
Tôi nghĩ đó cũng là một trong những lý do mà ông Ohsawa nói:' Đường là kẻ thù số 1 của nhân loại'. Tôi rất đồng ý với ông. | | |
Replied by từ tâm (Hội Viên) on 2014-06-03 13:21:00 | Chào thầy LuanLe,
-Theo như hướng dẩn trong video pháp luân chiếu minh ,hành giả hít vào thở ra 12 lần rồi ngưng rồi làm từ 1-11, 1-10, 1-9,...,1-1 cho em hỏi mõi lần ngưng là mình nghỉ trong bao lâu hay là làm liên tục luôn.
-Về vấn đề ăn ngọt như thầy giải thích ở trên là để giữ gìn sức khoẻ thì con người ko nên ăn ngọt nhưng sao có lương y lại cho rằng chúng ta nên ăn thức ăn có đủ 5 vị chua, đắng, ngọt, cay, mặn để nuôi dưởng ngũ tạng can, tâm, tỳ, phế, thận nếu thiếu 1 trong 5 vị cơ thể sẽ thất dưỡng sinh ra bệnh tật .Như người bệnh tiểu đường điều trị bằng tây y ko đc cung cấp đủ lượng đường nên tỳ vị mới lấy chất ngọt trong da thit cơ bắp dẩn đến da thịt bị nhão ,chảy xệ. Sau hai quan điểm có vẻ mâu thuẩn với nhau ạh
| | |
<< Trang trước 1 2 3 4 5 6 7 8 Trang kế >>
<< Trả Lời >>
|