Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >>

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Replied by SaiHo (Hội Viên)
on 2016-09-10 17:17:24
Xin hỏi có phải Sư Thích Trí Huệ không ạ. Nếu được sư vào diễn đàn có lời khuyên cho các bạn và dẫn dắt các bạn tu tâm sửa tính thì hay biết mấy.
Nếu tư tưởng thông thì cơ thể sẽ thông và cơ thể thông thì sẽ hết bệnh ngược lại khi cơ thể thông thì tư tưởng cũng sẽ thông. Thực ra cơ thể và tư tưởng thống nhất làm một. Khi cơ thể thông thì sẽ có trí huệ, ta vẫn nói là thông minh tức có thông thì mới minh mới sáng suốt, minh mẫn được. Trong đạo phật nói quay đầu lại là bờ, nếu ngộ ra thì cơ thể nhẹ nhàng và chữa bệnh sẽ rất nhanh còn cơ thể bế tắc ( tư tưởng bế tắc ) thì chữa làm sao được. Trong cuộc sống cũng vậy có những người chỉ nói 1 câu hoặc nghe người khác nói đã có thể nhận thức ra ( ngộ được ), nhưng có những người suốt ngày nghe, thậm chí bản thân mình học thuộc lòng và còn rao giảng cho người khác nhưng cũng chẳng nhận thức được, có những người nói mãi người ta cũng không thay đổi được thậm chí bỏ tù hay bắn chết người ta cũng không thay đổi có khi mang cả tính cách đó sang thế giới bên kia.
Do vậy tư tưởng ( đạo phật nói là cái tâm ) là quan trọng nhất, khi thay đổi được cái tâm ( tư tưởng ) thì mọi cái thay đổi kể thân xác, cũng như cuộc sống vật chất. Khi tâm ta nhẹ nhàng thì cuộc sống rất nhẹ nhàng và cuộc vật chất cũng sẽ ổn.
Lại nói về sự lưu thông của khí huyết và ngồi thiền có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu cơ thể còn quá bế tắc thì có ngồi thiền cũng chỉ là bên ngoài thể xác, có ngồi cũng chỉ gọi là ngồi ì ra đó chứ thực chất bên trong như ngồi trên lửa. Khi cơ thể lưu thông thì ngồi sẽ rất nhẹ nhàng và thoải mái. Như vậy khi có thông thì tâm mới tĩnh được còn nếu cơ thể chưa thông thì tâm không thể tĩnh được. Khi mới tập thì phải giữ được yếu chỉ "Cơ thể luôn vận động nhưng tâm thì phải tĩnh", khi cơ thể khỏe và thông rồi thì có thể ngồi tĩnh được.
Do vậy muốn tập thì phải tìm cái tĩnh ở trong động, hãy lắng tâm dần. Cũng giống như một chậu nước đục hãy để cho các cái chất cặn đục, trọng trọc lắng xuống thì những cái trong nhẹ sẽ ở bên trên lúc đó có thể nhìn thấu đến đáy. Tâm con người cũng vậy cứ để những thứ dơ đục tham sân si tạm niệm nổi lên thì sẽ không nhìn được gì cả. Có nhìn có nghe người khác nói cũng không hiểu đúng bản chất của vấn đề mà chỉ suy luận theo sự tham sân si tạm niệm, theo ý của bản thân mình.
Tu tập để giải thoát cũng vậy, cũng theo quy luật là cái nhẹ thì lên cao mà nặng thì chìm xuống. Khi tư tưởng ( tâm ) ta thanh nhẹ trong sáng thì khí sẽ thanh nhẹ ( thân xác cũng thanh nhẹ ) khi chết sẽ được siêu thoát sẽ lên cao lên các cõi trên như cõi tiên, cõi trời và cao hơn nữa là cõi phật.Còn khi tâm ta nặng nề, khí sẽ trọng trọc lúc sống cơ thể cũng nặng nề bệnh tật, và nặng thì sẽ chìm sâu xuống sẽ xuống các cõi thấp.
Khi hiểu ra thì mọi thứ đều thống nhất với nhau.
Và Đức Phật là người thầy thuốc tuyệt nhất không chỉ chữa bệnh mà chữa cả linh hồn nghiệp chướng.

 
Reply with a quote
Replied by Thích Trí Huệ (Hội Viên)
on 2016-09-11 05:38:09
Về vấn đề này chúng ta nên xem xét lại 2 việc quan trọng 1 là các phật tử phải bỏ được 2 nên vận dụng các phương diệu dược của cổ nhân truyền lại phải vận dụng đúng theo từng thể biễu hiện khác nhau cũng phải gia giảm khác nhau đúng thuốc đúng bệnh trăm bệnh trăm lùi tôi kính chúc quý thầy và quý phật tử sớm thành công trong việc chữa trị và sống an vui a di đà phật mọi đau khổ sẽ qua khi tâm mmình trong sạch
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2024 yhoccotruyen.org