|
Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Nhờ các thầy hướng dẫn sử dụng Giảo Cổ Lam
<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Nhờ các thầy hướng dẫn sử dụng Giảo Cổ Lam - posted by beoty (Hội Viên) on August , 29 2013 | Kính thưa các thầy,
Em năm nay 45 tuổi.
Bị cao huyết áp nhẹ (14/9), hiện đang dùng thuốc tây điều ḥa huyết áp mỗi ngày.
Em bị dư 5-7kg. Và thường bị cao mỡ máu, cholesterol, nên phải uống thuốc hạ mỡ máu 1-2 lần/năm.
Vừa qua em được giới thiệu Giảo Cổ Lam có thể giúp điều ḥa huyết áp và giảm mỡ máu.
Vậy mong các thầy cho biết Giảo Cổ Lam có phải là một loại cây thuốc không? Có tác dụng chữa các bệnh trên không? Và sử dụng như thế nào?
Mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy.
Kính,
Beoty
| | |
Replied by luanle (Hội Viên) on 2013-08-30 07:44:50 | Đây là lần đầu tiên tôi được nghe tên loại dược liệu này.
Tôi t́m trên mạng th́ thấy vị này thường được dùng như trà, có tác dụng như nhân sâm nên c̣n được gọi là một loại adaptogen (thuốc giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường). Trà này không những rất phổ thông ở Trung Quốc, ở Nhật, mà ở các nước Tây phương họ cũng nghiên cứu và dùng nhiều.
Tôi để ư t́m chi tiết về dược tánh (hàn, nhiệt) của loại cây này nhưng không thấy nói rỏ, và rất ngạc nhiên khi cả người cao máu và người áp huyết thấp dùng đều có lợi ích.
Các trường hợp có thể dùng như: điều ḥa huyết áp, giảm mỡ trong máu, chống ung bướu, giảm cân, giúp tiêu hóa, mất ngủ, giảm stress. Có người bảo uống ngủ ngon, có người lại bảo không nên uống trước khi đi ngủ.
Công dụng của loại cây này đang được tiếp tục nghiên cứu, nhưng tôi nghĩ là sử dụng an toàn. Chỉ không biết là trên thị trường có bị làm giả hay không, cũng cần để ư. Có người gợi ư là nên mua loại trà làm từ Thái Lan th́ bảo đảm hơn?
Dẫu sao th́ loại cây này cũng dễ trồng, giá tương đối rẻ so với nhân sâm, cho nên tôi đoán là ít có khả năng làm giả?
Tôi chưa có dịp sử dụng loại trà này cho nên không thể khẳng định được điều ǵ.
Nếu bạn Beoty có dịp sử dụng và thấy lợi ích th́ nên chia sẻ thêm với mọi người trên diễn đàn.
Trang web để tham khảo :
Tiếng Việt: tinhhoayhoc.com
Tiếng Anh: herb.com, happyherbalist.com, herbosophy.com.au | | |
Replied by Sinh Sinh Tử (Hội Viên) on 2013-09-10 05:04:11 | Giảo cổ lam
Cây Giảo cổ lam c̣n có tên là Thất diệp đảm (mật đắng 7 lá), Phúc âm thảo (thứ cỏ mang lại may mắn), Ngũ diệp sâm (sâm 5 lá), Tiểu khổ trà (trà đắng nhỏ), Biến địa sinh căn (rễ mọc lan ra khắp mặt đất)... Hiện tại ở một số nước, thường gọi là Nam phương nhân sâm, Kháng nham tân tú (thuốc chống ung thư ưu tú mới phát hiện). Tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (Thunb) Makino, thuộc họ Bí (Curcurbitaceae).
Kết quả điều tra dược liệu cho biết, Giảo cổ lam mọc ở độ cao từ 200-2000m, trong các rừng thưa và ẩm ở nước ta. Cây c̣n mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Ấn Độ, Nepan...
Đặc điểm thực vật: Giảo cổ lam là một loại dây leo, thân nhỏ, có tua cuốn đơn ở nách lá. Lá kép, h́nh chân vịt, có 5-7 lá chét với mép răng cưa, dài 3-9cm, rộng 1,5-3cm, cuống lá dài 3-4cm. Cây đực và cây cái riêng biệt. Cụm hoa h́nh chùy, mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, cánh hoa rời nhau x̣e h́nh sao, cao 2,5cm, 5 nhị, bao phấn h́nh đĩa, bầu có 3 ṿi nhụy. Quả h́nh cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen, có 2-3 hạt kích thước khoảng 4mm. Mùa hoa tháng 7-8, mùa quả tháng 9-10.
Giảo cổ lam được đề cập trong sách thuốc Đông y từ khoảng 6 thế kỷ trước, trong Cứu hoang bản thảo.
Theo Đông y:
- Giảo cổ lam có vị ngọt đắng, tính hàn, vô độc; vào các kinh Tỳ, Phế, Tâm và Thận. Có tác dụng ích khí kiện tỳ (tăng cường tiêu hóa), thanh nhiệt giải độc, chỉ khái hóa đàm (chống ho tan đờm), dưỡng tâm an thần. Chủ trị bệnh hậu hư nhược (suy nhược sau khi mắc bệnh), khí hư âm thương (phần khí, phần âm bị thương tổn), phế nhiệt đàm khái (ho khạc ra đờm do phế nhiệt), khí suyễn, tâm quư thất nhăn (tim loạn nhịp, mất ngủ).
- Cách dùng, liều lượng: Mỗi ngày dùng 10-20g sắc uống hoặc hăm trà uống.
- Kiêng kỵ: Không dùng trong các chứng "hư hàn".
Khoảng 15 năm trở lại đây, tại Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước khác, bắt đầu tiến hành nhiều nghiên cứu mới, phát hiện thấy Giảo cổ lam có rất nhiều tác dụng tốt. Hiện tại trên thị trường đă xuất hiện nhiều chế phẩm từ Giảo cổ lam, một số đă có mặt cả ở nước ta.
Có nên dùng Giảo cổ lam pha trà uống hàng ngày hay không? Có thể sử dụng thử nếu thể tạng không thuộc loại hư hàn, nghĩa là không có những triệu chứng như: chân tay lạnh hoặc không ấm, ghét lạnh, chịu rét kém, mệt mỏi đuối sức, thở ngắn hơi, hay vă mồ hôi, miệng nhạt không khát, đại tiện lỏng loăng, tiểu tiện trong dài, mạch trầm nhược.
Nguồn bài viết:
http://www.thuocvuonnha.com/c/giao-co-lam-co-nhung-tac-dung-gi/thuoc-vuon-nha | | |
Replied by beoty (Hội Viên) on 2013-09-10 22:03:31 | cám ơn Nông Giang đă gởi những thông tin bổ ích. | | |
Replied by Sinh Sinh Tử (Hội Viên) on 2013-09-11 23:18:06 | Giảo cổ lam
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất phơi sấy khô của cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum)
Phân bố: Cây mọc ở độ cao 200 - 2.000 m, trong các rừng thưa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và một số nước châu Á khác. Ở Việt Nam đă được trồng ở Sa Pa và Ḥa B́nh.
Tác dụng lâm sàng (thử trên người):
- Tác dụng giảm cân: Sau hai tháng dùng GCL chỉ số BMI giảm từ 25,04 xuống c̣n 23,12 với P<0,01. Như vậy tác dụng giảm cân của GCL là tương đối mạnh, tuy nhiên GCL chỉ làm giảm luợng mỡ dư thừa tích tụ ở vùng bụng, đùi và nội tạng do tăng cường chuyển hoá mỡ nhưng lại làm tăng trọng lượng cơ bắp nên chỉ giảm cân tốt ở những người béo.
- Tác dụng tăng lực: GCL làm tăng lực co cơ tới 11,112kg, cao hơn hẳn Quercetin (1,8) và Phylamin (1,7). Tác dụng này phù hợp với mục đích dùng GCL cho các vận động viên thi đấu để nâng cao thành tích ở Nhật Bản và Trung Quốc (c̣n được gọi là doping thiên nhiên)
- Tác dụng trên huyết áp: sau hai tháng điều trị bằng GCL, huyết áp trung b́nh của các bệnh nhân giảm từ 113, 765 xuống c̣n 97, 868.
- Tác dụng giảm mỡ máu: Giảo cổ lam làm hạ mỡ trong máu tới 20%, đặc biệt làm giảm LDL (Cholesterol xấu) 22%
- Tác dụng bảo vệ gan: 100 bệnh nhân bị viêm gan B dùng GCL trong hai tháng đă cải thiện rơ rệt t́nh trạng bệnh
- Các triệu chứng cơ năng khác: Đau đầu, thiếu máu năo, đau tức ngực, choáng ngất, mệt mỏi đều được cải thiện rất tốt. Về ăn, ngủ, đại tiểu tiện đều có cải thiện tốt lên (bệnh nhân dễ ngủ hơn, ngủ sâu giấc, ăn ngon miệng, hạn chế số lần đi tiểu trong đêm, hết táo bón).
Công dụng:
- Làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và b́nh ổn huyết áp, pḥng ngừa các biến chứng tim mạch, năo.
- Chống lăo hoá, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc.
- Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự h́nh thành và phát triển của khối u.
- Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên năo, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già.
- Tăng cường chức năng giải độc của gan.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-10g dạng thuốc sắc hoặc hăm với nước uống thay chè.
Ghi chú:
- Người ta c̣n dùng cây Cổ yếm lá bóng (Gynostemma laxum Wall.) với cùng công dụng.
- Giảo cổ lam cũng hay bị nhầm lẫn với cây Dây quai bị - Tetrastigma strumarium Gagnep., thuộc họ Nho - Vitaceae.
Nguồn bài viết:
http://nguyentampharma.com.vn/cay-thuoc-nam/giao-co-lam/
Note: Tôi đă uống trà Giảo cổ lam và thấy rất dễ uống, có thể nói là khổ tận cam lai (đắng trước ngọt sau). Mẹ tôi được Bác sĩ kết luận máu nhiễm mỡ, uống trà này một thời gian ngắn, khi đi khám lại ở Bệnh viện th́ được biết không c̣n bị máu nhiễm mỡ nữa. Đó là cái biết của tôi đối với Giảo cổ lam. | | |
<< Trả Lời >>
|