|
Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Nhờ các thầy giải thích về Tỳ Vị
<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Nhờ các thầy giải thích về Tỳ Vị - posted by phamphu (Hội Viên) on January , 04 2019 | chào các thầy
Em có một số thắc mắc nhờ các thầy giải thích :
- Có khi nào tỳ hàn mà vị lại nhiệt ? Hay tỳ hư mà vị lại thực ?
- Còn khi can nhiệt hay thực thì sẽ khắc tỳ vị như thế nào ? Nếu như can mạch phù hồng đại hay thực thì khi khắc tỳ mạch tỳ vị sẽ là mạch gì . Khi xảy ra bất hòa Như vậy thì phải xử lý ra sao có phải dùng một lúc hai loại thuốc hàn nhiệt , hư thực khác nhay không ?
Em xin cám ơn ! | | |
Replied by luanle (Hội Viên) on 2019-02-25 19:51:23 | Chào em,
Tỳ hàn mà Vị lại nhiệt là trường hợp đi tiêu chảy phân lỏng nát mà còn ăn cay. Người thường ăn cay như ăn ớt, thức ăn chiên như chả rán, khoai chiên,... thì Vị dễ bị nhiệt. Thể hiện thường thấy của Vị nhiệt là hơi thở hôi, đánh răng, sát trùng miệng cách nào vẫn không hết hôi!
Can nhiệt hay thực khắc Tỳ Vị trong trường hợp ví dụ như người uống rượu nhiều quá bị ói mữa. Uống rượu sẽ làm cho Can nhiệt, ói mữa là triệu chứng do Can nhiệt khắc Tỳ Vị. | | |
Replied by haiho (Hội Viên) on 2019-04-08 15:01:34 | Thầy luanle
Trước giờ em cứ tưởng là tỳ vị đi đôi với nhau hóa ra là có những trường hợp như tỳ hàn mà vị nhiệt như thầy giải thích.
Thưa thầy như:
A)
1. Em ăn ớt cay thì hay bị lở lưỡi.
2. Em ăn đồ ăn có nhiều tiêu đen một thời gian thì bị phỏng môi (lên bọng nước)
3. Em ăn vài ba cái bánh tráng nướng mà không uống nước thì dễ bị phỏng môi
4. Em ăn cà pháo hay lên mặt trăng trong miệng
5. Em uống nhiều nước gừng cũng dễ bị lên nhiều mặt trong miệng
Tất cả có phải do vị nóng không thầy?
B) Có một thời kỳ em uống trà nóng thật nóng lưỡi em bị rát lở mấy tháng trời. Nếu em ăn phải miếng ớt là lưỡi lở ngay hay em ăn cái bánh tráng hay ăn cái cookie khô khan là y rằng lưỡi bị rát và lở. Em phải ăn toàn đồ mát như đu đủ, dưa chuột, nói chung là nhiều trái cây thì mới không bị lưỡi hành hạ. Rồi có người mách bảo em ăn sắn dây. Em ăn thử sắn dây thì bệnh khỏi hoàn toàn. Như vậy đây cũng có phải là trường hợp do vị nhiệt không thầy?
Nếu trường hợp A) với B) đều do nhiệt ở vị thì tại sao cái thì phát ở lưỡi, cái thì lở miệng, cái thì lở môi vậy thầy? | | |
Replied by luanle (Hội Viên) on 2019-04-08 20:10:36 | Quote: Originally posted by haihoThầy luanle
Trước giờ em cứ tưởng là tỳ vị đi đôi với nhau hóa ra là có những trường hợp như tỳ hàn mà vị nhiệt như thầy giải thích.
Thưa thầy như:
A)
1. Em ăn ớt cay thì hay bị lở lưỡi.
2. Em ăn đồ ăn có nhiều tiêu đen một thời gian thì bị phỏng môi (lên bọng nước)
3. Em ăn vài ba cái bánh tráng nướng mà không uống nước thì dễ bị phỏng môi
4. Em ăn cà pháo hay lên mặt trăng trong miệng
5. Em uống nhiều nước gừng cũng dễ bị lên nhiều mặt trong miệng
Tất cả có phải do vị nóng không thầy?
B) Có một thời kỳ em uống trà nóng thật nóng lưỡi em bị rát lở mấy tháng trời. Nếu em ăn phải miếng ớt là lưỡi lở ngay hay em ăn cái bánh tráng hay ăn cái cookie khô khan là y rằng lưỡi bị rát và lở. Em phải ăn toàn đồ mát như đu đủ, dưa chuột, nói chung là nhiều trái cây thì mới không bị lưỡi hành hạ. Rồi có người mách bảo em ăn sắn dây. Em ăn thử sắn dây thì bệnh khỏi hoàn toàn. Như vậy đây cũng có phải là trường hợp do vị nhiệt không thầy?
Nếu trường hợp A) với B) đều do nhiệt ở vị thì tại sao cái thì phát ở lưỡi, cái thì lở miệng, cái thì lở môi vậy thầy? | |
Haiho,
Theo đông y thì tỳ vị thuộc thổ. Thổ khí là một phần trong hệ thống ngũ hành của cơ thể. Thổ khí bao gồm các yếu tố sau: Môi miệng, nước miếng, cơ nhục, kinh mạch tỳ vị, cơ quan tỳ vị.
Do đó em bị bệnh như vậy mà nói là vị nóng hay vị nhiệt thì chưa đủ, mà phải nói thổ khí bị nhiệt. Khi Thổ khí bị nhiệt thì nó có thể phát ra bất cứ nơi vào thuộc về thổ như môi miệng, cơ nhục,... Và vị thuốc sắn dây (cát căn) có tánh thanh nhiệt ở kinh mạch tỳ vị cho nên em dùng vị thuốc này thì sẽ lập lại quân bình thì hết bệnh nhiệt ở tỳ vị.
| | |
Replied by haiho (Hội Viên) on 2019-04-12 09:35:05 | Như vậy là trường hợp của em theo như thầy nói thì nếu em ăn nóng nhiều hay bị nhiệt thì nó có thể phát ngay cả trên da thịt chứ không chỉ riêng ở vùng môi miệng. Em cám ơn thầy đã giải thích. | | |
Replied by luanle (Hội Viên) on 2019-04-14 02:09:32 | Đúng như vậy. Khi tỳ vị yếu thì tay chân cơ bắp dễ bị mỏi, không cảm thấy hăng hái hoạt động. Khi tỳ vị mạnh mẽ thì làm việc bằng tay chân hoài không mệt. | | |
Replied by haiho (Hội Viên) on 2019-04-14 22:32:53 | Thầy luanle
Lúc mình bị flu hay bị cảm lạnh, ăn uống không ngon và mình mẩy đau rêm như vậy là do tỳ vị không thông. Vậy mà hồi giờ em lại cứ nghĩ nó là do khí huyết không thông cho nên mới bị ê mình. Em cám ơn thầy nhiều. Nhờ thầy giải thích mà em mới hiểu rõ. | | |
Replied by luanle (Hội Viên) on 2019-04-15 06:37:00 | Đó cũng là lý do khi bị cảm cúm nhiều người Việt biết nấu cháo ăn để mau chóng giải được triệu chứng đau mình mẩy trong chỉ vài ngày. Bởi vì ăn cháo loảng giúp bổ tỳ vị. Tỳ vị khôi phục, quân bình thì cơ bắp không còn bị ê mỏi. Nếu không ăn cháo thì triệu chứng đau rêm kéo dài rất lâu hơn cả tuần lễ. | | |
Replied by haiho (Hội Viên) on 2019-04-15 12:11:43 | Thưa thầy. Mẹ em dạy cho em từ ngày nhỏ là mỗi lần bị cúm hay cảm lạnh thì xông nước nóng cho mồ hôi vã ra đầm đìa sau đó lau người cho khô ráo rồi chùm chăn kín ngủ qua đêm thì bệnh khỏi hẳn cho dù cúm có nặng đến đâu cũng khỏi qua một đêm. Em nhớ và áp dụng cách chữa bệnh vô cùng hiệu quả mà mẹ em truyền cho nên thiên hạ sợ cảm cúm còn em không sợ vì biết mình có thể tự chữa được.
Thưa thầy bị cúm nhiều lần cổ họng em đau, đầu nhức như búa bổ mà sao xông xong khỏi bệnh thì sức nóng nó lại diệt hết được mấy con vi khuẩn hở thầy? Em thấy ngày nhỏ bị bệnh mỗi lên cơn sốt là sắp hết bệnh. Hai cái nóng này có liên quan gì với nhau không? | | |
Replied by luanle (Hội Viên) on 2019-04-15 20:25:41 | Đông y gọi vi khuẩn là tà khí ngoại xâm.
Khi bị cảm cúm người ta xông, dùng hơi nước nóng khiến cho cơ thể tháo mồ hôi, hoặc uống thuốc giải cảm, ăn cháo giải cảm cũng là để cho tháo mồ hôi, và tà khí hay vi khuẩn theo mồ hôi đi ra ngoài thì cơ thể nhẹ nhàng khỏi bệnh. Cho nên cách mẹ em dạy để trị cảm là đúng. Làm cho đỗ mồ hôi chỉ là phép trị liệu khi tà khí chưa đi sâu vào trong, còn ở phế kinh, ở bên ngoài.
Cổ họng đau là vì tà khí (vi khuẩn), khi tháo mồ hôi tà khí bị đẩy ra khỏi cơ thể thì cổ họng cũng hết đau. Nhưng không phải loại cổ họng đau nào cũng trị giống nhau. Ví dụ ho do đàm nhiệt khiến cổ họng đau mất tiếng nói, thì làm cho đỗ mồ hôi cũng không thể hết đau.
Đa số trường hợp sốt là do chánh khí chống lại, đẩy tà khí ra ngoài, và người ta dùng hơi nóng của nước, của nồi xông là để hổ trợ cho chính khí đẩy tà khí ra ngoài. | | |
Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2019-04-29 09:32:26 | Chào Phamphu,
Thầy Luanle đã trả lời rất rõ các câu hỏi của em. Tôi nói thêm 1 chút về khía cạnh lâm sàng. Bệnh lý của tỳ vị rất quan trọng trong điều trị tuy nhiên đề tài này khá phức tạp, khó có thể nói vài lời là giải thích rõ ràng được.
Tỳ và vị có quan hệ rất mật thiết với nhau. Khi tỳ bị bệnh thì sẽ kéo theo vị bệnh hoặc ngược lại vì vậy trên lâm sàng thường gặp bệnh lý của tỳ và vị cùng loại với nhau chứ hiếm gặp trường hợp bệnh ngược nhau. Thông trường nhất là các trường hợp tỳ bệnh nhưng vị chưa bệnh hoặc vị bệnh nhưng tỳ chưa bệnh hoặc cả 2 đều bệnh.
Khi nói về tiêu hóa chúng ta thường nói đến tỳ và vị, nhiều khi cứ nói gom cả lại và nói là tỳ vị suy. Nhưng trên lâm sàng bệnh lý của tỳ và vị khác nhau tùy theo cái nào bị suy mà gây ra những triệu chứng về tiêu hóa khác nhau. Khi điều trị cần phải biện chứng cho đúng vào chỗ cần chữa. Nếu tỳ hư mà chữa vị thì bệnh không biến chuyển hoặc rất chậm, và ngược lại cũng vậy.
Tỳ thuộc Thái âm thấp thổ, chủ thăng, ưa khô ráo ghét ẩm thấp nên tính của tỳ là dương. Tạng tỳ thuộc âm, là chủ nguồn sinh huyết nên chất của tỳ là âm. Vị thuộc Dương minh táo thổ, chủ giáng, ưa thấp ghét táo nên tính của vị là âm. Phủ vị thuộc hỏa, thích ấm nóng nên chất của vị là dương. Tỳ và vị một chủ thăng, một chủ giáng, một có tính dương, một có tính âm phối hợp hài hòa với nhau để tiêu hóa thủy cốc. Vị nhận hỏa của tâm và dương khí của tỳ để ngấu nhừ thủy cốc. Nếu tâm hỏa suy thì sau khi ăn sẽ có biểu hiện buồn ngủ, tỳ khí suy thì sau khi ăn mệt mỏi. Nếu tỳ bị hàn lãnh thì thủy thấp sẽ đọng lại, sau khi ăn vị muốn đón nhận dương khí nhưng vì tỳ quá suy nên chất thấp tà của tỳ nhân đó rót vào vị, vị hỏa bị thấp tà lấn áp, không tiêu hóa được nên tống hết thức ăn xuống dưới thành ra chứng đại tiện lỏng, ra cả thức ăn chưa tiêu (phân sống).
Tỳ ưa mềm mỏng, vinh nhuận nên ăn các thức ăn ấm, mềm dễ tiêu thì tỳ rất thích, các thức ăn tái, sống, lạnh cần rất nhiều dương khí của tỳ để ngấu nhừ nên tỳ rất mệt mỏi. Nếu tỳ đang bị suy thì cần kiêng ăn các loại thức ăn này. Không riêng Tỳ, Vị mà cả Can cũng góp phần vào vấn đề tiêu hóa. Kiến thức lâm sàng về tỳ vị rất sâu rộng, cần nghiên cứu và thực hành trên lâm sàng nhiều năm mới nắm được. Sau đây là tóm tắt cách phân biệt các triệu chứng của can, tỳ và vị. Đây chỉ là kinh nghiệm riêng của tôi chia xẻ ở đây để tham khảo, mỗi lương y có kinh nghiệm lâm sàng khác nhau có thể có ý kiến khác.
- Nếu bệnh nhân biết đói ăn ngon miệng nhưng sau khi ăn thì khó tiêu, đại tiện phân sống, lỏng nát đó là vị khí còn nhưng tỳ khí suy.
- Nếu bệnh nhân biết đói, ăn ngon miệng nhưng sau khi ăn thì khó tiêu, ợ hơi, miệng khô khát, thích uống nước, đại tiện bón đó là vị nhiệt.
- Nếu bệnh nhân biếng ăn, ăn không biết ngon nhưng sau khi ăn tiêu hóa tốt, đại tiện phân mềm có khuôn là vị khí suy nhưng tỳ khí vẫn tốt.
- Nếu bệnh nhân biếng ăn, ăn xong hay bị đại tiện lỏng là vị và tỳ khí đều suy.
- Nếu bệnh nhân phiền não, biếng ăn, ăn xong óc ách, ợ hơi là do tỳ khí uất và vị bị hàn, khí âm thịnh dồn lên Dương Minh, lạc của Dương Minh lại thuộc tâm nên thành ra chứng ợ hơi nhưng không chua.
- Ăn xong óc ách ợ hơi chua là do vị bị hàn lại thêm can khí hoành nghịch nên sinh ra ợ hơi chua. Đó là vì Dương khí cần phải đi lên, nay can khí bị uất không lên được nên hoành nghịch mà đi ngang, phạm vào Dương Minh. Khí của can cũng theo lên nên thành ra ợ hơi chua.
- Có trường hợp bệnh nhân đang ăn tiệc tùng vui nhậu nhẹt vẻ bỗng ngã lăn ra bất tỉnh, nhiều người lầm tưởng là do trúng gió (phong) nhưng thực ra là do ăn quá no rồi uống đồ lạnh (bia lạnh, thức uống có đá lạnh) ngay sau đó khiến cho khí của tỳ bị phong bế, khí tụ ở tỳ không tán đi được gây uất ở trên. Hàn khí tích ở dưới gây trướng mãn, dương khí uất ở trên thời hàn khí uất ở dưới cũng theo ngược lên. Tà khí ngược lên thời dương khí loạn, dương khí loạn nên bất tỉnh vì thế nên người bệnh lăn ra bất tỉnh và cứ nằm ngủ li bì có khi cả ngày không tỉnh. Bệnh này dễ nhầm với trúng phong, người bệnh không có cảm giác đau đớn, không bị co giật, không phải trong trạng thái hôn mê bình thường, không có đờm, không ho suyễn. Bệnh này chữa theo trúng phong không hết, phải dùng pháp thổ (ói mửa) hoặc hạ (xổ) để tiêu thực thì chữa được.
Phó | | |
<< Trang trước 1 Trang kế >>
<< Trả Lời >>
|