Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Hoàng Liên (Rhizoma Coptidis) 黄连

Vị thuốc: Hoàng Liên
Tên Latin: Rhizoma Coptidis
Tên Pinyin: Huanglian
Tên tiếng Hoa: 黄连

Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh tâm, đại trường, can, vị

Hoạt chất: Berherine, coptisine, worenine, palmatine, columbamine, obacunone, obaculactone, palmatine, jatrorrhizine, magnoflorine, ferulic acid

Dược năng: Tả hỏa, thanh thấp nhiệt, chỉ huyết

Liều Dùng: 1,5 - 9g

Chủ trị:
- Hoàng liên vào kinh tâm và vị dùng để tả nhiệt ở tâm, vị trị các chứng hồi hộp, khó ngủ, khô cổ khát nước. Hoàng liên c̣n được dùng để thanh can nhiệt (theo quan hệ mẹ con của can và tâm) trị can hỏa vượng làm ảnh hưởng đến tỳ vị gây ợ chua, ăn không ngon miệng, buồn nôn.

- Trị can hỏa vượng, sốt cao, khát nước, đàm đặc vàng, mụn nhọt, sưng tấy, đau mắt

- Trị thấp nhiệt ở trung tiêu, đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ, kiện vị, trị viêm dạ dày và ruột.

- Thấp nhiệt ngăn trở trung tiêu biểu hiện như đầy ứ thượng vị và nôn: dùng Hoàng liên với Hoàng cầm, Bán hạ và Can khương.

- Thấp nhiệt tích ở ruột biểu hiện như tiêu chảy hoặc lỵ: dùng Hoàng liên với Hoàng cầm và Cát căn. Nếu có biểu hiện đau mót dùng Hoàng liên với Mộc hương trong bài Hương Liên Hoàn.

- Can khí phạm vị gây nôn: dùng Hoàng liên với Ngô thù du.

- Nhiệt ở vị gây nôn: Dùng Hoàng liên với Trúc nhự.

- Bệnh do sốt gây ra biểu hiện như sốt cao, kích thích, bất tỉnh và hoang tưởng: Dùng Hoàng liên với Thạch cao và Chi tử.

- Mụn nhọt và ngọt độc: dùng Hhoàng liên với Hoàng cầm, Kim ngân hoa, Liên kiều và Chi tử.

- Hỏa vượng ở vị: mau đói sau khi ăn no: Dùng Hoàng liên, Sinh địa hoàng và Thiên hoa phấn.

- Răng đau do nhiệt ở vị bốc lên: Dùng Hoàng liên với Thăng ma và Sinh địa.

Kiêng kỵ:
- Tỳ vị hàn, đại tiện lỏng không dùng
- Theo một số tài liệu cổ th́ Hoàng liên phản tác dụng của Khoản đông hoa, Bạch tiễn b́, Cúc hoa, Huyền sâm, Ngưu tất, Bạch cương tàm, thịt lợn

<< Bản Để In >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org